Phải thú nhận 1 điều, thuốc giảm cân ngày càng được nhiều người ưa chuộng vì cho kết quả cực nhanh. Tuy nhiên, liệu nó có gây tác dụng phụ gì? Sử dụng nó có tốt như lời quảng cáo? Tại sao nhiều người lại bỏ tiền mua? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thuốc giảm béo này hoạt động ra sao và liệu có nên mua hay không.
Thuốc giảm cân là gì? Thuốc giảm cân là các loại thuốc uống gây ra cảm giác chán ăn, không muốn ăn; từ đó sẽ làm giảm đi lượng calo nạp vào và gây giảm cân. Các loại thuốc này thường tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Đã có nhiều người phản hồi là nó không tốt và gây hại. Đó là lý do vì sao bạn nên cần gặp bác sĩ nếu có ý định mua.
Giờ thì bạn đã phần nào có câu trả lời cho riêng mình liệu có nên uống thuốc làm giảm cân nhanh hay không. Nếu bạn có vô tình thấy ai đó quảng cáo, cũng đừng có dại mà mua ngay nhé. Trước hết, bạn hãy dành ra khoảng 10 phút đọc cho hết bài này.
Liệu mua thuốc giảm cân có hiệu quả và an toàn?
Trước khi đi sâu vào bài phân tích, chúng ta cần xác định rõ điều gì nhanh thì thường không tốt. Đó chính là lý do vì sao chúng ta cần phải thực hiện từ từ. Sức khỏe con người hay cân nặng cũng cần thời gian. Không thể nào chỉ sau 2-3 tuần là giảm cái vèo. Ngoài ra, mỗi khi bạn nhắc tới thuốc, tức là đang nhắc tới 1 căn bệnh nào đó. Chứ bình thường không bệnh thì uống thuốc làm gì.
Sự khác nhau giữa thuốc và thực phẩm bổ sung:
- Thuốc: Được sản xuất từ các chất hóa học và có nhiệm vụ chữa 1 căn bệnh nào đó mà cơ thể không có khả năng hoặc có nhưng chậm.
- Thực phẩm bổ sung đốt mỡ: Được sản xuất từ thiên nhiên. Có tác dụng hỗ trợ đốt mỡ, độ an toàn cao.
Khi nào nên giảm cân?
Hàng ngày, có rất nhiều người, đa phần là nữ giới tìm tới các chuyên gia để cầu cứu sau 1 thời gian dài sử dụng các loại thuốc giảm cân cấp tốc. Thường thì họ sẽ bị rơi vào 2 trường hợp.
- Chỉ giảm cân được trong khoảng thời gian đầu, sau đó cân nặng sẽ bị chững lại.
- Giảm cân tốt nhưng cơ thể lỏng lẻo, chảy xệ.
Điểm chung của những người thuộc 2 trường hợp này là sau khi uống thuốc giảm cân, cơ thể mệt mỏi, ngủ không ngon, tinh thần suy kiệt…
Nào giờ thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem khi nào chúng ta cần bắt đầu giảm béo. Chúng ta bắt đầu kế hoạch giảm béo khi thấy cân nặng vượt mức giới hạn. Giới hạn này được xác định bằng công cụ tính chỉ số BMI và từ đó xác định tương đối chính xác bạn đang bị béo phì, cân đối hay ốm.
Bạn cứ bấm vào đường link màu cam phía trên để bắt đầu tính nhé. Ở đây, chúng ta sẽ coi cách tính BMI bằng tay như sau:
- BMI = trọng lượng cơ thể / (chiều cao x chiều cao)
- Trọng lượng cơ thể tính bằng kg
- Chiều cao tính bằng m
Sau khi tính ra kết quả, bạn có thể so sánh dưới đây:
- Gầy: BMI
- Cân đối: 18.5 =
- Thừa cân: 25 =
- Béo (nên giảm cân): 30 =
- Rất béo (cần giảm cân ngay): 40
Thông thường, nếu chỉ số BMI của nữ lớn hơn 25, mục tiêu của bạn đề ra là nên giảm mỡ, chứ không phải là giảm cân. Chị em phụ nữ đa phần gặp vấn đề: lượng mỡ cao, lượng cơ thấp khiến cho thân hình trông béo. Lúc này, chỉ cần tập trung đốt mỡ và tăng cơ. Ngoài ra, chị em hay lầm tưởng giữa giảm cân và giảm mỡ. Khi giảm cân, cơ thể bạn chỉ mất nước, còn lượng mỡ hầu như giữ nguyên. Khi uống nhiều nước thì tăng trở lại.
Cơ chế giảm cân của thuốc
Các loại thuốc uống giảm cân khi đi vào cơ thể sẽ ngay lập tức tác động trực tiếp vào hệ tiêu hóa với mục tiêu giảm việc hấp thụ calo và gây chán ăn. Từ đó, lượng calo mỗi ngày giảm xuống. Kết quả là bạn sẽ bắt đầu thấy mình giảm cân.
Thuốc giảm cân được chia làm 3 loại chính:
- Thuốc chuyển hóa chất béo trong cơ thể
- Thuốc tạo cảm giác no
- Thuốc gây chán ăn
Ngoài ra, còn có thêm 1 loại làm mất nước nhanh để giảm cân tức thì. Tất cả các loại này đều có tác dụng phụ, thường sẽ phản ứng trong thời gian dài đó nhé.
Những tác hại nguy hiểm của các loại thuốc làm giảm cân
Phải khẳng định 1 điều là gần như tất cả các loại thuốc giúp hỗ trợ giảm béo hiện nay đều có những thành phần gây hại. Đó chính là lý do vì sao nhiều người thường quy định nghiêm ngặt khi bán. Ở Việt Nam, do hiện tượng bán hàng xách tay, gần như mọi người đều có thể mua được. Đó chính là mối nguy hại nếu như bạn không được đọc bài viết này.
- Thuốc tăng cường chuyển hóa các chất gây béo: Loại thuốc này có chứa nội tiết tố tuyến giáp thyroxin – chất có khả năng gia tăng chuyển hóa chất béo. Thuốc này chỉ có công hiệu với những người bị béo phì do thiếu hocmon thyroxin. Sử dụng thuốc này có nguy cơ gây hư tổn tim mạch và ức chế chức năng tuyến giáp, gây bướu cổ.
- Thuốc làm no ống tiêu hóa: Các chất này không được hấp thụ vào máu mà chỉ có nhiệm vụ nằm trong lòng ruột, hút nước, gây trương nở và làm bụng có cảm giác đầy khiến người uống thuốc luôn có cảm giác no. Tác dụng phụ thường là trướng bụng, đầy hơi.
- Thuốc gây chán ăn: Thuốc này tác động trực tiếp vào hệ thần kinh trung ương của não bộ, gây khó ngủ, ăn không ngon và không muốn ăn khiến người giảm cân tụt ký vì mất dinh dưỡng. Đây là loại thuốc phổ biến. Nếu lạm dụng, bạn sẽ bị nghiện. Khi không dùng nữa, người bệnh sẽ chán nản. Một số người khác thậm chí có thể chết.
- Thuốc gây mất nước: Bạn sẽ thường thấy đó chính là các loại thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng. Đây là nhóm thuốc hay gây cảm giác khát nước, khổ cổ do làm bạn đi tiểu nhiều lần trong ngày. Một nhóm khác cũng gây khát nước là thuốc làm tăng tốc độ chuyển hóa chất. Quá trình này đòi hỏi cơ thể phải bổ sung nước liên tục.
70% cơ thể là nước, mất nước nhanh và nhiều sẽ gây ra tình trạng cơ thể bị rối loạn điện giải. Điều này về lâu về dài khiến cơ thể suy kiệt, giảm huyết áp. Thiếu nước còn làm cho cơ thể dễ bị tích tụ chất độc. Nếu cơ thể bị thiếu nước quá nhiều, sẽ dễ gây tử vong nhé.
Ngưng uống thuốc lại quay về cân nặng cũ?
Người ngưng uống thuốc này sau 1 thời gian sẽ nhanh chóng tăng cân trở lại và theo khảo sát tới 80% là như vậy. Sau 1 thời gian uống thuốc giảm cân, cơ thể bạn bị thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng. Khi ngưng thuốc, cơ thể sẽ tự động rơi vào trạng thái dự trữ năng lượng dưới dạng mỡ. Lúc này, bạn càng ăn sẽ càng nhanh mập.
Một số câu chuyện đáng sợ về thuốc giảm cân
Năm 2015, ca sĩ Bích Phương đã phải áp dụng rất nhiều cách để giảm bớt cân nặng của mình. Đó cũng là năm cô dùng thuốc. Chỉ mới sử dụng được 20 ngày, mà cô nàng đã giảm được 6kg, nhưng người lúc nào cũng bủn rủn. Khá lo lắng nên cô dừng uống và hỏi bác sĩ. Sau đó, cô mới biết rằng các loại thuốc này sẽ làm chán ăn, khiến cho cơ thể mất nước và giảm cân. Nếu ngưng, sẽ tăng trở lại.
Ca sĩ Hòa Minzy cũng từng 1 thời tìm tới sự trợ giúp của thuốc giảm cân để lấy lại vóc dáng. Tuy nhiên, chỉ sau 5 ngày uống là cô nàng đã bắt đầu nôn mửa, có dấu hiệu kiệt sức. Sợ quá, cô nàng lập tức chuyển qua tập gym.
Làm sao để giảm cân đốt mỡ?
Tốt nhất bạn nên xem bài viết làm sao để giảm cân để biết được toàn bộ. Ở đây, chúng ta sẽ kết hợp giữa:
- Dinh dưỡng
- Tập luyện
- Thực phẩm bổ sung
Thực phẩm bổ sung đốt mỡ là những sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên. Đó chính là lý do vì sao các cơ quan y tế thế giới đều thông qua. Ngoài ra, nó không hề gây nguy hiểm. Các kiểm nghiệm đều cho kết quả.
Muốn đốt mỡ, trước hết bạn hãy nói không với thuốc.