Cách Thở Khi Chạy Bộ Giúp Bạn Tăng Sức Bền Và Hiệu Suất

Bạn đã bao giờ tự hỏi rằng tại sao những vận động viên chạy bộ chuyên nghiệp luôn duy trì được sức bền và hiệu suất ấn tượng trong một quãng đường dài? Bí mật không chỉ nằm ở việc rèn luyện thể chất mà còn ẩn chứa trong cách họ điều chỉnh hơi thở khi chạy. Có một kho tàng kỹ thuật hít thở chi tiết mà bạn có thể khám phá, và đó chính là chìa khóa cho sự thành công trên hành trình chạy bộ của bạn. Hãy cùng nhau khám phá “Cách Thở Khi Chạy Bộ” – Thở khi chạy không chỉ đơn giản là việc thở mà còn là cách giúp bạn tăng sức bền, mức độ chịu đựng của cơ thể. Nâng cao hiệu suất trong khi tập luyện và thi đấu! Đừng để hơi thở trở thành rào cản, hãy biến nó thành đồng minh, đồng hành vững chắc trên con đường hướng tới những mục tiêu mà bạn đã đặt ra. 

Tầm Quang Trọng Của Việc Thở Khi Chạy Bộ


Nguồn:womensrunning.co.uk

Đạt hiệu suất tối ưu trong việc chạy bộ không chỉ đơn thuần là về việc tăng cường sức bền cơ thể, Việc hiểu và thực hiện đúng cách thở khi chạy bộ là yếu tố rất quan trọng, quyết định giữa việc bạn có hoàn thành một quãng đường hay không. Bằng cách kiểm soát hơi thở một cách chính xác và đúng kỹ thuật, bạn sẽ có thể tối ưu hóa cho quá trình cung cấp lượng oxy cho cơ thể để duy trì sức bền và hiệu suất cao nhất trong quá trình chạy bộ.

Khi bạn chạy với một kế hoạch hít thở hợp lý, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn để duy trì tốc độ và cảm thấy thoải mái hơn trong quãng đường dài. Hơi thở đều và sâu hơn giúp cung cấp oxy đến cơ bắp, từ đó giảm thiểu sự mệt mỏi và tăng cường sức bền. Điều này cũng có thể giúp bạn phục hồi nhanh chóng hơn sau mỗi buổi tập.

Việc tập trung vào cách thở cũng có thể giảm stress căng thẳng và lo lắng trong quá trình chạy. Hít thở đều đặn, có kiếm soát, đồng thời tập trung vào nhịp điệu của hơi thở, sẽ tạo ra một trạng thái tinh thần thoải mái hơn và nâng cao khả năng tập trung trong khi tập luyện hoặc thi đấu.

Tại Sao Gặp Phải Tình Trạng Khó Thở Khi Chạy


Nguồn:proudtorun.org

Các hoạt động tim mạch như chạy làm cơ bắp và hệ hô hấp hoạt động mạnh, đòi hỏi sự hỗ trợ lớn từ cơ bắp và hệ thống hô hấp. Trong quá trình này, lượng carbon dioxide sản sinh ra tăng lên vượt mức bình thường. Sự tích tụ carbon dioxide kích thích cơ chế tự nhiên của cơ thể phản ứng bằng cách tăng tốc độ hô hấp. Kết quả là cơ thể phản ứng bằng cách hít thở nhanh hơn để đưa thêm oxy vào cơ thể và loại bỏ carbon dioxide.

Có nhiều yếu tố có thể gây ra cảm giác khó thở khi bạn đang chạy, bao gồm điều kiện thời tiết, độ cao, và thậm chí là mức độ cường độ của bài tập. Tuy nhiên, một trong những yếu tố chính thường là sự căng thẳng của cơ bắp và hệ thống hô hấp, khi bạn cố gắng vượt qua giới hạn của mình để đáp ứng nhu cầu về oxy.

Việc cải thiện sức bền của tim mạch và kỹ thuật thở của bạn đều có thể giúp làm cho việc hít thở trở nên dễ dàng hơn trong khi chạy. Giúp cung cấp nhiều oxy hơn cho cơ thể, tối ưu hóa hiệu suất của bạn trong mỗi bước chạy.



Gel Bổ Sung Năng Lượng Organic Honey Stinger 31g

49,000₫


TRỢ GIÁ PHÍ SHIP



Gel Uống Bổ Sung Hammer Nutrition Hammer Gel 33g

49,000₫


TRỢ GIÁ PHÍ SHIP



Gel Uống Bổ Sung Năng Lượng GU Energy Gel 32g

44,000₫


TRỢ GIÁ PHÍ SHIP



Gel Bổ Sung Năng Lượng Cao Cấp Maurten Gel 160 – 65g

159,000₫


TRỢ GIÁ PHÍ SHIP

Bạn Nên Thở Bằng Mũi Hay Miệng? 

Thở Bằng Mũi


Nguồn:asharpeye.com

Các chuyên gia và huấn luyện viên cá nhân khuyến khích, người chạy nên hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Việc thở bằng mũi đóng vai trò quan trọng trong quá trình hít vào vì lông mũi giúp lọc sạch các hạt trong không khí và làm ấm không khí trước khi đi vào phổi, từ đó giúp việc hít thở dễ dàng hơn. Điều này đặc biệt hữu ích khi tập luyện dưới điều kiện thời tiết lạnh và độ ẩm thấp. Ngoài ra, những người mắc bệnh hen suyễn cũng sẽ được hỗ trợ khi thực hiện thở bằng mũi khi chạy, vì thở bằng miệng có thể làm tăng tình trạng bệnh.

Lựa chọn thở bằng mũi cũng là một phương án tốt cho những người chạy với cường độ cao muốn tận dụng năng lượng hơi thở trong quá trình tập luyện. Kỹ thuật này cũng giúp chậm lại một chút tốc độ thở ra, giúp bạn kiểm soát hơi thở một cách dễ dàng và tự nhiên hơn. Được biết đến như một cách thức thở chánh niệm, nó tập trung vào hơi thở và đưa sự chú ý xuống bụng, đặc biệt là phần dưới rốn.

Thực hiện thở chánh niệm giúp điều chỉnh sự tương tác giữa não và cơ thể, tránh được những hậu quả của việc thở ngắn và nông, góp phần làm giảm việc cơ thể mất nhiều oxy. Bằng cách này, người chạy có thể duy trì được sức bền và hiệu suất tốt hơn, giảm thiểu sự mệt mỏi trong quá trình chạy.

Thở Bằng Miệng


Nguồn:livestrong.com

Trong quá trình chạy bộ, việc thở bằng miệng có thể mang lại nhiều lợi ích hơn so với việc thở bằng mũi. Miệng có thể hít vào lượng không khí lớn hơn, cho phép bạn thực hiện hơi thở sâu từ bụng thay vì thở nông từ ngực như khi thở bằng mũi. Điều này giúp cải thiện sự tuần hoàn oxy trong cơ thể và tăng cường hiệu suất khi chạy.

Tuy nhiên, chỉ thực hiện thở bằng miệng cũng có thể gây ra một số vấn đề như nghiến cơ hàm và căng thẳng cơ mặt. Điều này có thể làm phân tán năng lượng và làm giảm hiệu suất chạy. Do đó, người chạy cần lưu ý tạo ra một cân bằng hợp lý giữa việc thở bằng miệng và mũi để đạt được sự hiệu quả tối đa trong mỗi buổi tập luyện.

-13%

-13%



Sữa Tăng Cân Mass-Tech Performance Series 2.72kg 3 mùi

1,495,000₫
1,699,000₫


TRỢ GIÁ PHÍ SHIP



Sữa Tăng Cân Tăng Cơ Nạc Nhanh Metabolic Mass™ 6.8kg

1,900,000₫


TRỢ GIÁ PHÍ SHIP

-14%

-14%



Sữa tăng cân tăng cơ nạc Terror Labz Brutal Mass Gainer 6.8kg – 3 mùi

1,290,000₫
1,490,000₫


TRỢ GIÁ PHÍ SHIP

-10%

-10%



Sữa Tăng Cân Tăng Cơ Nạc MUTANT MASS 15LBS – Túi 6.8kg

1,900,000₫
2,100,000₫


TRỢ GIÁ PHÍ SHIP

Cách Thở Khi Chạy

Mặc dù không có kỹ thuật thở đúng hay sai khi chạy, nhưng có những phương pháp bạn có thể thử để cải thiện mức độ thở hiệu quả. Bạn nên thử một vài loại để xem loại nào phù hợp nhất với mình.

1. Thở Bụng (Thở Bằng Cơ Hoành)


Nguồn:outreach-rehab.com

Khi bạn đang chạy, các cơ ở lưng trên, vai và cổ thường bị căng, dẫn đến việc thở nông từ ngực. Thở bụng, hay còn gọi là thở bằng cơ hoành, bắt nguồn từ các cơ nằm dưới phổi và tim, giúp tạo ra khoảng trống giữa bụng và ngực, từ đó tăng cường lượng oxy vào phổi. Phương pháp thở này cũng đẩy lượng oxy vào cơ thể và loại bỏ carbon dioxide trong mỗi hơi thở, đồng thời giúp cơ thể thư giãn, tăng cường hiệu suất chạy.

Hãy tập trung vào việc hít thở sâu bằng bụng, đồng thời thả lỏng cánh tay và phần thân trên. Thay vì chỉ thở qua ngực, bạn cũng nên đảm bảo rằng bụng mình mở ra và co lại theo từng hơi thở. Điều này khuyến khích thở chậm, có chủ ý, và giúp ngăn chặn thói quen thở nhanh không cần thiết.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bắt đầu bằng cách ngậm miệng lại và hít một hơi thật sâu qua mũi. Tập trung vào việc đưa hơi thở xuống bụng, để bụng nở ra mỗi khi bạn thở vào. Giữ cho ngực vẫn giữ yên và không phình lên.
  • Bước 2: Thở ra bằng miệng và gửi hơi thở từ bụng, không nên thở ra quá nhanh. Đảm bảo chỉ có bụng mới phình ra trong quá trình thở, có thể sử dụng tay để kiểm soát quá trình thở.
  • Bước 3: Tiếp tục lặp lại quá trình hít thở sâu và thở ra chậm trong suốt quãng đường chạy bộ. Tập trung vào việc điều chỉnh hơi thở, từ đó tăng cường sự kiểm soát và hiệu suất chạy bộ của bạn.

2. Thở Luân Phiên Bằng Mũi


Nguồn:health.clevelandclinic.org

Thở luân phiên cũng là một công cụ tuyệt vời tập trung và cải thiện khả năng kiểm soát hơi thở trong quá trình chạy Điều này giúp bạn duy trì được một nhịp thở ổn định và hiệu quả, từ đó tối ưu hóa sức bền và hiệu suất của mình khi chạy bộ.

Kỹ thuật này yêu cầu bạn hít thở qua mũi và thở ra cũng qua mũi, tạo ra một luồng không khí liên tục và nhất quán. Thực hiện thở luân phiên bằng mũi không chỉ giúp tăng cường sự lưu thông oxy trong cơ thể mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự tập trung, giảm căng thẳng và cải thiện khả năng kiểm soát hơi thở. 

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Ngồi thẳng lưng và duỗi vai ra sau để mở rộng phổi.Nhắm mắt và tập trung vào hơi thở.
  • Bước 2:  Sử dụng ngón tay cái để che lỗ mũi phải và thở ra từ từ qua lỗ mũi trái. Khi hết hơi, bịt lỗ mũi trái bằng ngón đeo nhẫn và hít vào sâu qua lỗ mũi trái.
  • Bước 3: Lặp lại liên tục 2 động tác trên để tăng cường lưu lượng oxy vào cơ thể và cải thiện khả năng kiểm soát hơi thở và sự tập trung.

3. Thở Mím Môi 


Nguồn:runnersworld.com

Thực hiện thở mím môi giúp bạn tăng cường lượng không khí và kiểm soát hơi thở một cách hiệu quả hơn, đồng thời giảm thiểu tình trạng khó thở trong quá trình tập luyện.Thở mím môi giúp bạn điều chỉnh luồng hơi thở một cách chính xác hơn, tạo điều kiện cho việc hít vào và thở ra một cách tự nhiên và hiệu quả. Kỹ thuật này giúp bạn loại bỏ lượng không khí cũ và mắc kẹt trong phổi, tạo điều kiện cho việc hít thở sâu hơn và thông thoáng hơn.Thực hiện thở sâu và đều nhịp, thở mím môi giúp bạn duy trì được nhịp thở ổn định trong suốt quãng đường chạy.

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Ngồi hoặc đứng thoải mái, đảm bảo vai không bị căng thẳng hoặc nhô lên. Nhắm mắt lại để tập trung tối đa vào quá trình thở.
  • Bước 2: Bắt đầu quá trình bằng cách hít vào bằng mũi trong khi đếm đến hai. Lưu ý giữ cho việc hít thở diễn ra một cách nhẹ nhàng và tự nhiên.
  • Bước 3: Khi đã hít đủ không khí vào phổi, mím môi lại như bạn sắp thổi vào một vật nóng hổi, sau đó thở ra từ từ qua môi trong khi đếm đến bốn. Hãy cảm nhận sự thoải mái và nhịp nhàng của hơi thở.

4. Tư Thế Chuẩn Tối Ưu Nhịp Thở 


Nguồn:fasttalklabs.com

Khi thực hiện đúng các động tác và tư thế trong khi chạy bộ, bạn sẽ có cơ hội tối ưu hóa nhịp thở của mình, từ đó nâng cao sức bền và hiệu suất. 

Duy Trì Tư Thế Cân Đối: Đầu cần được giữ thẳng hàng với cột sống, tránh tình trạng đầu ngửa ra sau hoặc quá hướng về phía trước. Điều này giúp duy trì sự ổn định và cân bằng khi chạy.

Thả Lỏng Vai và Lưng: Hãy thả lỏng vai và tránh việc khom lưng hoặc cúi người về phía trước. Việc giữ thân hình thẳng và thoải mái sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hít thở và lưu thông không khí.

Chú Ý Đến Động Tác Chân: Bước chân cũng ảnh hưởng đến nhịp thở của bạn. Cố gắng duy trì một động tác chân đều đặn và nhịp nhàng để tối ưu hóa luồng không khí vào phổi.

5. Giữ Hơi Thở Luôn Nhịp Nhàng


Nguồn:vingo.fit

Hơi thở nhịp nhàng giúp cơ thở hấp thụ nhiều oxy hơn và hạn chế tình trạng tích tụ axit lactic. Để giữ hơi thở của bạn luôn nhịp nhàng trong suốt cuộc đua, hãy chú ý tới chuyển động của hai chân, luân phiên thở ra và hít vào, khi mũi chân phải hoặc chân trái chạm đất. Hơi thở nhịp nhàng, hỗ trợ sự hấp thụ oxy vào cơ hoành và hạn chê tối đa áp lực tác động lên cơ bắp.

Nhịp Thở Trong Khi Chạy

Các bài tập thở ở trên có thể giúp tăng cường phổi và cơ hoành, đồng thời cải thiện khả năng kiểm soát hơi thở, tất cả đều sẽ giúp bạn thở tốt hơn trong quá trình chạy.

Một kỹ thuật nên thử khi chạy là thở nhịp nhàng, trong đó hơi thở và chuyển động được liên kết bằng cách thực hiện một số bước nhất định cho mỗi hơi thở vào và ra.

Nhịp điệu bạn chọn sẽ tùy thuộc vào sở thích cũng như cường độ chạy của bạn. Một số nhịp điệu phổ biến để thử bao gồm:

  • Hít vào hai bước, thở ra ba bước (2:3)
  • Hít vào ba bước, thở ra hai bước (3:2)
  • Hít vào ba bước, thở ra ba bước (3:3)
  • Hít vào ba bước, thở ra bốn bước (3:4)
  • Hít vào bốn bước, thở ra ba bước (4:3)
  • Hít vào bốn bước, thở ra bốn bước (4:4)

Khi bạn bắt đầu hoàn thiện hơi thở của mình, bạn sẽ thấy sức bền khi chạy của mình được cải thiện.



Sữa tăng cơ Nutrend 100% Whey Protein 2.25kg

1,490,000₫


TRỢ GIÁ PHÍ SHIP

-13%

-13%



BPI ISO HD 4.8lbs (2.17kg) – 100% Pure Whey Protein Isolate, 3 Mùi

1,490,000₫
1,700,000₫


TRỢ GIÁ PHÍ SHIP

-14%

-14%



Platinum HydroWhey 3.5lbs (1.58kg) – Sữa tăng cơ #1 của ON

1,590,000₫
1,830,000₫


TRỢ GIÁ PHÍ SHIP

-14%

-14%



Sữa Tăng Cơ Whey Isolate cao cấp Mutant Iso Surge 2.27kg

1,950,000₫
2,250,000₫


TRỢ GIÁ PHÍ SHIP

Kết

iFitness xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bạn vì đã dành thời gian quý báu để đọc và tìm hiểu về “Cách Thở Khi Chạy Bộ Giúp Bạn Tăng Sức Bền Và Hiệu Suất”. Hy vọng rằng những thông tin và kỹ thuật mà chúng tôi chia sẻ mang lại cho bạn những insights và kiến thức mới trong việc nâng cao hiệu suất và sức bền khi tập luyện cũng như thi đấu trong bộ môn chạy bộ. Đừng quên áp dụng những kỹ thuật hít thở mà chúng tôi đã trình bày và kết hợp chúng vào thói quen tập luyện hàng ngày của bạn. Hãy tiếp tục theo đuổi đam mê chạy bộ và không ngừng khám phá, với “Cách Thở Khi Chạy Bộ”. Chúc bạn luôn vui vẻ, khỏe mạnh và đầy năng lượng trên mỗi bước chạy!

Đọc Thêm:

Tầm Quang Trọng Của Yoga Giãn Cơ Cho Người Đi Xe Đạp: Lợi Ích Và Các Tư Thế Nên Thử
Bí Quyết Tăng Sức Chịu Đựng Và Sức Bền Khi Chạy Bộ?
Lợi Ích Đai Lưng Tập Tạ? Lưu Ý Khi Sử Dụng Trong Tập Luyện
Toàn Bộ Về HIIT: Phương Pháp Tập Luyện Giảm Cân Hiệu Quả Và Nhanh Chóng
10 Bài Tập Giảm Mỡ Tại Nhà Cực Hiệu Quả
Tảo Bẹ Có Tác Dụng Gì? Hàm Lượng Dinh Dưỡng Và Lưu Ý Khi Sử Dụng?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *