Bạn có bao giờ gặp trường hợp bị đau đầu khi tập gym hay chưa? Đây không phải là vấn đề hiếm gặp mà ngày càng phổ biến. Để giải thích, hãy cùng tìm hiểu ngay liệu tập thể hình mà bị nhức đầu thì nên xử lý ra sao cho phù hợp.
Phải nói thật là tập gym xong bị đau đầu là vấn đề của rất nhiều người chứ không riêng gì của bạn, đặc biệt là với những người mới đi tập gym. Bạn cũng đừng quá lo lắng nếu biết áp dụng các cách dưới đây đề phòng ngừa và điều trị triệu chứng đau đầu khi đi tập gym
Nguyên nhân và cách khắc phục chứng nhức đầu khi tập gym
Đau đầu khi tập GYM là gì?
Tình trạng đau đầu khi vận động hoặc tập thể dục thể thao kéo dài được gọi với tên khoa học là Extertion Headache (đau đầu vì quá sức). Triệu chứng này phổ biến khi tập luyện thể dục các bộ môn như chạy bộ, cử tạ, bơi lội, tennis…
Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Cephalalgia thực hiện trên 1.800 người Na Uy. Trong đó, 12% người tham gia cho biết họ từng ít nhất 1 lần bị đau đầu khi đang tập gym. Cơn đau thường xuất hiện ở 2 bên đầu, kéo dài từ 5 phút đến 48 giờ, theo MSN.
Loại đau đầu khi tập gym này có thể xảy ra trong hoặc sau buổi tập. Nó có thể xuất hiện bất luận chúng ta tập cường độ cao hay thấp, tập nâng tạ hay cardio.
Các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây đau đầu khi tập thể dục. Những lời giải thích hiện tại cho rằng chính các phản ứng sinh lý khi tập gym là nguyên nhân gây đau đầu.
Trước tiên, tập luyện sẽ làm tăng nhịp tim, tăng nhu cầu ô xy ở cơ bắp vào não, khiến các mạch máu giãn ra để tăng lưu thông máu. Những thay đổi này có thể làm tăng huyết áp và gây ra cơn đau đầu. Ngoài ra, nồng độ hoóc môn căng thẳng cortisol tăng cao khi tập cũng góp phần vào cơn đau, bác sĩ Danan giải thích.
Đau đầu trong lúc tập gym không nghiêm trọng như chứng đau nửa đầu khi tập thể hình. Tuy nhiên, nó có thể làm gián đoạn buổi tập, khiến chúng ta không thể tập đủ như yêu cầu.
Có 2 loại đau đầu khi tập tạ
- Đau đầu dạng tiên phát: Ít nguy hiểm, thường xuất hiện do vận động quá sức và chỉ kéo dài khoảng 5 phút tới 1-2 ngày.
- Đau đầu dạng thứ phát: Rất nguy hiểm, do bạn mắc phải 1 số căn bệnh như: chảy máu, u… Dấu hiệu là giảm thị lực, mất ý thức… và thường kéo dài rất lâu. Khi gặp các triệu chứng này thường xuyên, hãy đi ngay tới bệnh viện.
Đối với dân tập tạ, tập gym xong bị nhức đầu thường là bị loại 1. Vì vậy, ở đây iFitness xin phép không phân tích loại 2.
Biểu hiện đa dạng của đau đầu khi tập luyện
Triệu chứng đau đầu trong hoặc sau khi tập thể hình có biểu hiện đa dạng như: khi đang tập thì bị đau khắp vùng đầu nửa trên, bị đau nhói từ đoạn sau gáy chạy lên thẳng đỉnh đầu, đau kiểu giật giật theo nhịp của tim đập, ngồi nghỉ 5 phút đỡ dần nhưng tập lại đau hoặc chỉ đau nửa đầu bên trái.
Triệu chứng đau đầu trong hoặc sau khi tập gym thể hình có biểu hiện đa dạng như: khi đang tập thì bị đau khắp vùng đầu nửa trên, bị đâu nhói từ đoạn sau gáy chạy thẳng lên đỉnh đầu, đau kiểu giựt giựt theo nhịp của tim đập., ngồi nghỉ 5 phút triệu chứng sẽ đỡ dần nhưng tập lại đau hoặc chỉ đau nửa đầu bên trái.
Nguyên nhân gây đau đầu khi tập thể hình
Hiện tượng này xảy ra khi bạn tập các bài đòi hỏi cơ thể phải vận dụng nhiều sức lực như Squat, hít xà, deadlift… khi mà bạn đang thực hiện các lần lặp cuối và cố gắng hết sức. Và thường chúng ta sẽ cảm thấy nhói đau ngay phía sau đầu.
Khi chúng ta gắng sức thực hiện các bài tập này, não sẽ yêu cầu tim phải đập nhanh hơn. Điều này làm gia tăng huyết áp, khiến cho mạch máu não giãn nở hơn mức bình thường và tạo áp lực lên màng não.
Mặc dù, sau đó huyết áp sẽ quay trở lại mức bình thường, nhưng chúng ta vẫn cảm thấy rất khó chịu. Nếu bị đau đầu chưa hết nhưng bạn vẫn cố gắng tập thì sẽ càng làm vấn đề nặng hơn.
Thay vào tiếp tục đi tập, bạn hãy dành thời gian nghỉ ngơi cho hết.
Tuy nhiên, không phải ai vận nhiều sức quá là sẽ bị đau đầu đâu nhé. Vấn đề này còn phụ thuộc vào:
- Cổ đang ở tư thế không thuận lợi: điều này dễ xảy ra ở các trường hợp bị đau khi đang thực hiện động tác hít xà, cổ ngửa ra sau quá nhiều, dẫn đến chèn ép động mạch máu lên não, kết hợp với những động tác gắng sức quá nên cơn đau xuất hiện.
- Cơ thể bị thiếu nước khi tập luyện: làm máu đặc hơn, lưu thông kém hơn, máu khó đưa lên não nên dễ gây ra các cơn đau đầu.
- Giữ hơi quá lâu khi tập: như ở động tác đẩy ngực, bạn để tạ đi xuống, hít vào và bắt đầu giữ hơi từ điểm thấp nhất của tạ. Khi đẩy tạ lên đến điểm cao nhất mới bắt đầu thở ra. Đây gọi là giữ hơi, khi giữ hơi lâu dễ làm huyết áp tăng đột biến gây đau đầu. Đặc biệt, huyết áp tăng vọt sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe, nên khi tập thể hình mọi người cần lưu ý điều chỉnh trạng thái cơ thể cho phù hợp.
- Tập luyện ở nơi nóng bức, không thoáng khí, thiếu ôxy, ẩm thấp: cũng là một nguyên nhân thúc đẩy hội chứng đau đầu do các hoạt động thể chất.
Cách khắc phục hiện tượng bị đau đầu sau khi tập gym
- Tập luyện vừa sức của bản thân.
- Hạn chế để nhịp tim tăng đột biến, đặc biệt là những người vẫn còn đang trong giai đoạn làm quen với Cardio.
- Tập tạ phải đúng kỹ thuật. Khi xem các video hay bài viết hướng dẫn tập, tuyệt đối không được lơ là.
- Uống nước trước, trong và sau khi tập. Đọc kỹ bài viết uống nước trong khi tập gym làm sao.
- Chú ý kỹ việc hít, thở trong khi tập.
- Tập thêm các bài Cardio để tăng cường nhịp tim.
- Khi nhịp tim gia tăng đột biến, phải dừng tập ngay. Chỉ tiếp tục lại khi nhịp tim đã ổn định.
- Ăn ngủ đủ giấc.
- Nên chọn phòng tập thoáng mát.
Bổ sung ngay: 13 thực phẩm phục hồi cơ bắp và chấn thương cực kỳ hiệu quả
Nếu lỡ bị nhức đầu trong khi đang tập gym, phải làm sao?
Khi bị đau đầu do tập luyện, dù nguyên nhân nào đi nữa, điều đó cũng cho thấy cách tập hiện giờ của bạn là không đúng và không an toàn. Bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi tập thể hình để đảm bảo mình hoàn toàn khỏe mạnh để chịu được môn thể thao gắng sức và tìm đến một huấn luyện viên thể hình hướng dẫn bạn các bước tập ban đầu, phù hợp với sức khỏe của bạn.
- Tập luyện với tư thế chuẩn, kể cả chi tiết nhỏ nhất. Đây cũng là lý do vì sao khi tập tạ hay hít xà không nên để đầu ngẩng lên quá cao.
- Không để nhịp tim tăng nhanh đột biến và vượt quá mức mình có thể cảm nhận được là an toàn. Luôn uống đủ nước khi tập luyện, ngủ đủ giấc, ăn uống đủ chất. Đừng quên cả việc uống nước trong cả ngày, tuyệt đối không để cảm thấy khát.
- Không giữ hơi khi tập: co cơ thì thở ra, giãn cơ thì hít vào.
- Nên tập các bài tập có tác dụng tăng sức khỏe cho hệ tim mạch. Không lao vào tập gắng sức liên miên mà nên đan xen các khoảng nghỉ.
Nguyên tắc là chỉ tập hiệp tiếp theo khi nhịp tim, hơi thở và huyết áp đã trở lại ổn định. Tập luyện ở những nơi thoáng khí, cố gắng ra ngoài hít thở thật nhiều ôxy nếu bạn đang phải tập ở nơi thiếu ôxy. Nếu ngày hôm đó tập luyện mà bạn bị cơn đau đầu do gắng sức hãy dừng việc tập luyện ngay lập tức và nghỉ ngơi trong ít nhất 1 tuần. Việc vội vàng lao vào tập luyện có thể làm các cơn đau đầu trầm trọng thêm. Nên đi khám bác sĩ ngay nếu thấy các dấu hiệu đau ngày một tăng dần.
Xem thêm: Phòng tránh 4 nhóm chấn thương thể thao thường gặp nhất
Nếu đã điều chỉnh cách tập mà cơn đau đầu không thuyên giảm, lặp đi lặp lại trong hơn 1 tuần thì cần đến khám bác sĩ. Tin tốt là hầu hết đau đầu khi tập gym là vô hại, theo MSN.
Nguồn tổng hợp