Đối với nhiều người, tập luyện luôn khiến cơ thể rất mệt mỏi và dễ dàng bỏ cuộc. Vậy làm thế nào để bùng phát thêm động lực cho bạn? Chính mối liên hệ giữa âm nhạc và tập luyện sẽ giải quyết được vấn đề tâm lý, để bạn có thêm sức mạnh vượt qua những trở ngại về thể chất, lẫn tinh thần. Hãy cùng iFitness tìm hiểu tầm quan trọng của việc nghe nhạc trong quá trình tập luyện, gym, chạy bộ… như thế nào nhé!
Giai điệu âm nhạc sống động giúp bạn nhiều thứ hơn, thay vì chỉ tạo ra những điệu nhảy sống động ngay trong phòng gym, hoặc trong khi tập luyện. Có 1 lý do tại sao nhiều cuộc thi chạy bộ và cuộc thi chạy marathons đều có những bản nhạc bị cấm, đặc biệt là dành cho các vận động viên pro hay bất kỳ ai hy vọng giành được huy chương. Âm nhạc có thể mang tới cho bạn một vũ khí mạnh mẽ và duy trì sự tỉnh táo trong suốt quá trình tập luyện gian nan.
9 tầm quan trọng của âm nhạc và tập luyện bạn cần phải biết
Hãy đón nhận thực tế rằng: Hầu hết mọi người đều tìm một danh sách nhạc hay để khiến cho buổi tập thêm vui nhộn và thúc đẩy tinh thần. Tin tốt lành là các nghiên cứu khoa học đều ủng hộ cho điều này. Những giai điệu nhạc yêu thích của bạn có thể là 1 cách tuyệt vời để giúp bạn duy trì được cường độ tập và đạt được mục tiêu tập luyện đề ra.
1. Tăng thêm động lực bước ra khỏi nhà
Không có cảm giác muốn mặc đồ và rời khỏi nhà? Đã tới lúc mở nhạc lên rồi đó! Âm nhạc có thể giúp kích thích tinh thần thêm động lực để bạn đi tập. Một cuộc nghiên cứu đã tìm ra rằng nghe nhạc có thể giúp bạn “khởi động máy móc” để bắt đầu sẵn sàng chạy bộ và kích thích bạn chạy nhiều hơn dù người đã mệt mỏi rã rời.
2. Hoạt động mạnh mẽ hơn
Bạn cảm thấy tiến độ tập luyện đang bị chững lại? Hãy thử cho thêm 1 số bài hát đã lựa chọn sẵn vào điện thoại cho buổi tập kế tiếp. Một cuộc nghiên cứu đã tìm thấy rằng, những người tham gia đạp xe mạnh mẽ hơn trong khi nghe nhạc, nhưng họ không hề cảm thấy cơ thể mệt mỏi, khó chịu hơn so với khi đạp xe ở tốc độ chậm và không nghe nhạc.
Nhiều cuộc nghiên cứu đã chứng minh rằng, âm nhạc cực kỳ quan trọng trong suốt những hoạt động cần sức bền và lặp đi lặp lại. Lựa chọn âm nhạc bạn thích nhất có thể giúp cải thiện cường độ tập luyện và giảm việc nỗ lực quá sức. Nói cách khác, nghe nhạc có thể khiến cho bạn cảm thấy buổi tập trở nên dễ dàng hơn hoặc kích thích cơ thể hoạt động mạnh mẽ hơn mà không hề cảm thấy như vậy.
Các nhà nghiên cứu đều không hề biết chính xác tại sao lại như vậy, nhưng nhiều người đều thường nhận chính nhịp điệu của 1 bản nhạc hay đã gây ra ảnh hưởng cho não bộ. Bài hát phù hợp có thể giúp bạn duy trì bước chạy liên tục, đều và duy trì đầu óc không bị cơn mệt mỏi do buổi tập mang lại chi phối, hoặc là cả 2 luôn.
3. Giúp bạn mạnh mẽ hơn
Âm nhạc có thể cải thiện tâm trạng của bạn. Mặc dù nhịp điệu và âm lượng có thể ảnh hưởng tới cách âm nhạc khiến bạn tập luyện như thế nào, nhưng cách âm nhạc khiến bạn cảm nhận như thế nào còn quan trọng hơn. Không hề có bất kỳ danh sách nhạc nào phù hợp với tất cả mọi người. Điều quan trọng nhất chính là cách bài hát hoặc danh sách nhạc khiến bạn cảm nhận cuộc sống.
4. Giúp bạn tĩnh tâm
Chắc chắn khi nghe những bản nhạc sống động, bạn sẽ cảm thấy cơ thể tràn đầy sinh lực, năng lượng hơn. Những bản nhạc chậm hơn, 80-115 nhịp/phút (BPM), có thể giúp làm giảm nhịp tim đập và giảm đi lo lắng, căng thẳng trước mỗi cuộc thi chạy, cuộc thi đấu hay đặc biệt là những buổi tập cường độ cao.
Mặc dù nhịp điệu khá quan trọng, nhưng lời bài hát và cách bạn cảm nhận bài nhạc có thể ảnh hưởng tới tình cảm, tinh thần và giúp bạn kiểm soát não bộ đang mệt mỏi, theo đánh giá của The Sport Journal. Nghe nhạc có thể giúp bạn tránh được tình trạng ‘do dự khi chơi thể thao’ và giúp bạn tỉnh táo đầu óc hơn, theo 1 cuộc nghiên cứu rất nhỏ.
5. Cải thiện khả năng phối hợp
Bạn không cần phải nhảy theo điệu nhạc để tạo ra ảnh hưởng tích cực từ âm nhạc. Một cuộc nghiên cứu đã tìm thấy rằng nghe nhạc mình thích sẽ làm gia tăng những xung điện trong các vùng não bộ chịu trách nhiệm cho các động tác phối hợp.
Đó chính là lý do tại sao một giai điệu nhạc hay có thể khiến cho buổi tập aerobic hay HIIT trở nên dễ dàng hơn. Cơ thể bạn tự nhiên bản chất muốn di chuyển cùng với giai điệu nhạc.
6. Thúc đẩy giới hạn của bản thân
Không có bất kỳ điều gì sẽ gây cản trở một buổi tập hoàn hảo, ngoại trừ cơn mệt mỏi. Âm nhạc có thể giúp thay đổi đi nhận thức của bạn về giới hạn của bản thân, bằng cách làm giảm đi cơn mệt mỏi. Một cuộc nghiên cứu với 12 người tham gia là nam giới đã tìm thấy, khi họ nghe nhạc với nhịp điệu khác nhau trong khi đạp xe, họ đều đạp với tốc độ nhanh hơn khi nghe giai điệu tiết tấu nhanh hơn và cảm nhận hòa vào bài hát tốt hơn, so với các bài có tiết tấu chậm hơn.
Nhạc hay, phù hợp có thể giúp bạn tạm thời quên đi mệt mỏi. Điều này có nghĩa là bạn có thể tập luyện hăng hái hơn và hoàn thành buổi tập trọn vẹn mà không hề cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, bạn không thể hoàn toàn vượt qua hoàn toàn giới hạn của bản thân. Âm nhạc rất kém hiệu quả trong việc giảm cảm giác mệt mỏi khi bạn đang tập luyện tới giới hạn của bản thân.
Các cuộc nghiên cứu đã chứng minh được rằng, một khi nhịp tim của bạn gia tăng đi vào vùng kỵ khí, thì âm nhạc bắt đầu không còn có tác dụng nữa. Nhu cầu khí oxy cho cơ thể và cơ bắp của bạn trở nên quan trọng lấn át luôn cả giai điệu. Âm nhạc không hề phù hợp với các buổi tập với cường độ siêu cao.
7. Khiến cho buổi tập thú vị hơn
Một cuộc nghiên cứu với 34 người tham gia đã tìm thấy rằng, nghe nhạc thậm chí còn mang lại hiệu quả tích cực khi giúp buổi tập trở nên thú vị hơn, so với chỉ xem 1 video mà không có âm thanh. Tại sao? Bởi vì bạn càng thả mình trong âm nhạc và không còn liên kết với những cảm giác khó chịu khi tập luyện bao nhiêu, mọi thứ càng trở nên thú vị bấy nhiêu.
Một cuộc nghiên cứu khác đã tìm thấy một danh sách nhạc hay có thể giúp giảm cảm giác mệt mỏi, hay bạn đang tập luyện khổ cực như thế nào, trong suốt bài tập với cường độ thấp và trung bình. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy sự kết hợp giữa âm nhạc và video cực kỳ hữu dụng và hiệu quả mang lại tăng dần theo thời gian. Người tham gia buổi tập càng lâu, thì hiệu quả mà âm nhạc và video mang lại càng lớn. Vì vậy, đừng quên mang theo tai nghe khi tập luyện trong thời gian dài!
8. Cải thiện nhịp và tránh chấn thương
Âm nhạc vào đúng nhịp điệu có thể giúp bạn cải thiện nhịp chạy và tránh chấn thương. Nhịp chạy cao sẽ giúp giảm nguy cơ chấn thương cho những vận động viên chạy bền. Một cuộc nghiên cứu trên 26 người chạy bộ đã tìm thấy, khi họ chạy theo điệu nhạc từ 130-200 BPM, họ đã gia tăng hay chậm lại tiếng bước chân cùng lúc với âm nhạc.
9. Phục hồi nhanh hơn
Một cuộc nghiên cứu trên 60 người tham gia đã tìm thấy rằng, nhạc giai điệu chậm làm giảm huyết áp, nhịp tim đập và đẩy nhanh tốc độ phục hồi. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn khẳng định rằng, tốc độ phục hồi với bản nhạc giai điệu chậm tốt hơn rất nhiều, so với bản nhạc giai điệu nhanh, hoặc không tiếng.
Nói tóm lại, mối liên hệ giữa âm nhạc và tập luyện thật sự rất to lớn cho hiệu suất buổi tập của bạn. Mặc dù âm nhạc không giúp bạn vượt qua giới hạn của bản thân, nhưng xét trên khía cạnh thực tế, lẫn lý thuyết, nhạc vẫn giúp cho từng buổi tập trở nên sống động, vui nhộn và giúp tinh thần, động lực tập luyện hăng hái.