Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và là nỗi lo lắng của rất nhiều người. Đặc biệt, tỷ lệ người đột quỵ sau tập thể thao đang có xu hướng tăng nhanh trong thời gian gần đây. Vậy làm thế nào để phòng tránh hiện tượng đột quỵ xảy ra sau khi tập thể thao?
PGS. TS Mai Duy Tôn đã có bài tổng hợp về dự phòng đột quỵ, đột quỵ não những điều cần biết trên chuyên trang Trung tâm Đột quỵ – Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Bài viết rất hữu ích cho những người thường xuyên chơi thể thao, tập thể dục…
1. Hiện tượng đột quỵ não là gì?
Có lẽ chúng ta không còn cảm thấy xa lạ với bệnh đột quỵ, chúng xảy ra khi các mạch máu nuôi não rơi vào tình trạng vỡ, tắc nghẽn nghiêm trọng. Hậu quả của tình trạng trên đó là não bộ của bạn sẽ không được cung cấp đủ oxy cần thiết. Điều này ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới hoạt động của não, gây ra những tổn thương nặng nề. Chính vì thế, chúng ta không thể coi thường, chủ quan nếu vô tình bị đột quỵ.
Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị vỡ
Trên thực tế, đột quỵ được đánh giá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Ngày nay, tỷ lệ người chết do đột quỵ đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Đặc biệt, đột quỵ sau tập thể thao là tình trạng xảy ra khá thường xuyên, mọi người cần chú ý để tránh những hậu quả khó lường xảy ra.
2. Những yếu tố gây ra tình trạng đột quỵ sau tập thể thao
Như đã phân tích ở trên, hiện tượng đột quỵ sau khi luyện tập thể dục, thể thao là tình trạng đáng báo động trong thời gian gần đây. Vậy hiện tượng này xảy ra do những nguyên nhân, yếu tố nào tác động? Sau khi nắm được điều này, chúng ta có thể chủ động chăm sóc sức khỏe, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Nếu tập luyện quá sức, bạn rất dễ bị đột quỵ
Nhìn chung, trong khi vận động, chơi thể thao, nhịp tim, huyết áp của bạn sẽ thay đổi thất thường và khó kiểm soát hơn. Chúng thường hoạt động nhanh hơn hẳn so với bình thường, hiện tượng thiếu máu não cũng thường xuất hiện kèm. Nếu không để ý, có chế độ nghỉ ngơi, luyện tập với cường độ hợp lý, bạn rất dễ đối mặt với nguy cơ đột quỵ sau tập thể thao.
Các bác sĩ cũng chỉ ra rằng những người có tiền sử mắc bệnh về tim mạch, bệnh liên quan tới hệ hô hấp nếu không biết cách luyện tập thể thao hiệu quả thì có thể đột quỵ bất cứ lúc nào. Ngoài ra, người cao tuổi hoặc nghiện rượu, đồ uống có cồn hoặc chất kích thích cũng không nên chủ quan trong khi tập luyện. Họ được xếp vào nhóm có nguy cơ đột quỵ sau luyện tập thể thao tương đối cao.
Bạn cũng cần xem thêm: Chóng mặt, buồn nôn khi tập gym có nguy hiểm không và cách phòng?
3/ Tập thể dục như thế nào để dự phòng đột quỵ não sau tập luyện thể thao?
1. Tập thể dục được chia ra làm 2 bài tập chính là bài tập hiếu khí và yếm khí.
– Bài tập hiếu khí vận động với cường độ trung bình nhẹ mà cơ thể có thể thực hiện liên tục trong một thời gian dài liên tục. Ví dụ như chạy bộ, đi bộ, đạp xe tĩnh, nhảy dây… cơ thể sử dụng oxy để đốt mỡ (chất béo) và chuyển hóa thành năng lượng giúp cơ bắp chuyển động. Vận động này giúp tiêu thụ mỡ trong cơ thể.
– Ngược lại, bài tập yếm khí có cường độ cao trong khoảng thời gian ngắn như chạy nước rút, xà đơn, chống đẩy…
Cả 2 bài tập đều mang lại lợi ích cho cơ thể, tuy nhiên, bài tập hiếu khí mang lại lợi ích nhiều hơn trong phòng ngừa đột quỵ não và các biến cố tim mạch.
2. Lợi ích: Tập thể dục được đưa vào mức khuyến cáo I, quan trọng như thuốc điều trị ở bệnh nhân đột quỵ não.
– Về thần kinh: thúc đẩy quá trình tạo các tế bào thần kinh mới tại hồi hải mã, giảm căng thẳng và lo âu, cải thiện giấc ngủ….
– Về tim mạch, giúp giảm các cholesterol xấu và cải thiện các cholesterol có lợi, tăng tuần hoàn máu trong cơ thể, giảm nguy cơ huyết khối tĩnh mạch…
– Ngoài ra còn giúp ích cho nhiều cơ quan bộ phận khác và đặc biệt cải thiện tâm trạng và các quan hệ xã hội, giúp bệnh nhân đột quỵ vượt qua giai đoạn trầm cảm sau đột quỵ.
3. Đối tượng:
– Các hoạt động hiếu khí mang lại lợi ích cho người tham gia, tuy nhiên, một số đối tượng cần thận trọng hoặc tham vấn ý kiến bác sĩ điều trị: bệnh lý tim mạch (suy tim, bệnh van tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ…), các rối loạn nhịp tim (hc WPW, bệnh nhân đặt máy tạo nhịp…), tăng huyết áp chưa kiểm soát, xuất huyết não giai đoạn sớm, COPD, hen…
– Sử dụng các thiết bị theo dõi (như smartwatch) trong quá trình luyện tập mang lại nhiều lợi ích như theo dõi quá trình luyện tập, tránh nhịp tim tăng quá cao, thân nhiệt tăng quá cao…
Bài liên quan: 15 lời khuyên về thể hình cho người mới bắt đầu để tập luyện hiệu quả hơn
4. Thời gian. Tập thể dục bao nhiêu là đủ?
– Người khỏe mạnh trưởng thành: tập thể dục (hiếu khí) TỐI THIỂU 150 phút/tuần với các bài tập nhẹ- vừa hoặc 75 phút/tuần với các bài tập cường độ cao hơn.
– Bệnh nhân đột quỵ não hoặc tai biến thoáng qua: thể dục (hiếu khí) TỐI THIỂU 10 phút/lần , 4 lần/tuần HOẶC cường độ cao tối thiểu 20 phút/lần, 2 lần/tuần làm giảm nguy cơ các biến cố tim mạch, đột quỵ tái phát và tiên lượng sống sau 3 năm lên tới 5-6 lần.
Tìm hiểu thêm: Thời gian tập gym nào tốt nhất trong ngày đạt hiệu quả cao nhất?
5. Ví dụ về một số bài tập hiếu khí:
+ Đi bộ 30 phút, 5 lần/tuần
+ Chạy bộ 20-30 phút, 2-3 lần/tuần
+ Bơi lội 10-30 phút, 2-5 lần/tuần
+ Đạp xe 35-45 phút, 3 lần/tuần
+ Nhảy dây 15-25 phút, 2-5 lần/tuần
Tập thể dục (hiếu khí) mang lợi nhiều lợi ích cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cho người dân, đặc biệt với các bệnh nhân đột quỵ não.
4. Phòng tránh hiện tượng đột quỵ sau tập luyện thể thao
Khá nhiều bạn thắc mắc không biết liệu chúng ta có thể phòng tránh hiện tượng đột quỵ sau luyện tập thể thao hay không? Câu trả lời là có, chúng ta nên chủ động xây dựng kế hoạch luyện tập, nghỉ ngơi khoa học, hợp lý.
Trong suốt quá trình tập luyện, mọi người nên duy trì cường độ bài tập phù hợp với khả năng, tình trạng sức khỏe. Đặc biệt, bạn đừng quên theo dõi các chỉ số cơ thể, ví dụ như huyết áp, nhịp tim. Nếu có điều kiện, mọi người có thể thuê huấn luyện viên riêng để được tư vấn các bài tập hiệu quả, tăng cường sức khỏe, thể lực.
Bạn có thể nhờ huấn luyện viên hướng dẫn cách tập
Khi phát hiện những triệu chứng bất thường, mọi người hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn ít nhất 3 ngày. Bên cạnh luyện tập, bạn cũng cần chú ý tới chế độ sinh hoạt hàng ngày. Tốt nhất, mọi người nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn ít thực phẩm giàu cholesterol, cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Hãy nhớ rằng, để chiến thắng bệnh tật, ngoài sự hỗ trợ của nhân viên y tế, nỗ lực của chính bệnh nhân và người nhà là yếu tố quyết định đến chiến thắng này. Để hạn chế tình trạng trên, mọi người hãy xây dựng chế độ luyện tập, sinh hoạt khoa học, điều độ nhé! Nếu phát hiện triệu chứng bất thường, bạn nên nghỉ ngơi và đi kiểm tra sức khỏe sớm.
Hãy chăm lo cho sức khỏe của chính mình và những người thân của bạn.
Nguồn tổng hơp